icon-load

Loading..

Tẩm liệm thế nào cho đúng theo quan điểm Phật giáo?

Tẩm liệm thế nào cho đúng theo quan điểm Phật giáo?

Theo quan niệm của Phật giáo việc mai táng, tẩm liệm người quá cố được thực hiện theo những nghi thức, quy định nhất định để thể hiện những quan niệm, tín ngưỡng của cộng đồng từ xưa đến nay về cái chất và mối quan hệ giữa người chết và người sống.

Tẩm liệm thế nào cho đúng theo quan điểm Phật giáo?

Quy trình tẩm liệm theo phật giáo

Quy trình trị quan nhập liệm

Sau khi người mất trút hơi thở cuối cùng của mình, sau ít nhất 4 giờ sẽ được người thân tắm rửa sạch sẽ và đưa vào quan tài.

Quá trình đưa người chết vào quan tài được thực hiện như sau: dùng một cây đèn sáp cùng với một chén nước trong gắn lên góc hòm. Sau đó vị gia trì sư sẽ tiến hành tay kết ấn, miệng đọc thần chú, ý quán tưởng phật, tẩy sạch sẽ quan tài và những vật dụng dùng tẩm liệm và đưa thi hài vào trong quan tài. Thi hài thường được mặt một chiếc áo Quan Âm (mền Quang Minh). Theo cổ tục có nơi còn bỏ gạo hay vàng ngọc vào miệng thi thể.

Quy trình phục hồn

Tẩm liệm thế nào cho đúng theo quan điểm Phật giáo?

Quan niệm về cõi âm theo góc nhìn của phật giáo

Thiết lập một bàn thờ Linh có linh ảnh, bài vị, bát nhang. Thỉnh vong linh an vị, để cho thần thức định tỉnh nhận rõ sự việc đang phải lìa thể xác. Vì theo quan niệm thần thức của người mất lúc bấy giờ đang bơ vơ, sợ sệt, chưa ý thức được đang gặp sự việc gì. Theo cổ tục dân tộc có một bát cơm (hai chén úp một), cắm lên hai chiếc đũa và một quả trứng luộc.

Quy trình khai kinh – tiến kinh

Thiết lập bàn Phật, thỉnh Phật chứng minh và siêu độ sự ra đi của vong giả. Tụng kinh để hương linh làm tư lương hướng Phật. Khuyến tấn hương linh quy y Phật, dứt nghiệp trần lao.

Quy trình phát tang

Tẩm liệm thế nào cho đúng theo quan điểm Phật giáo?

Quy trình phát tang

Ðể cho bà con thân bằng quyến thuộc có cơ hội từ giả biệt luận với vong giả. Một hình thức ghi nhớ ơn đức, hiếu hạnh trong gia tộc. Ðặc biệt trong nghi thức này vị gia trì sư lại dùng tam mật tương ưng chú nguyện vào trang phục và xướng: “Ngũ phục chi nhơn các thọ kỳ phục” trao cho tang gia mặc vào người. Từ giờ phút này mới chính thức báo tang, bà con thân hữu mới thăm viếng với tư cách tang lễ.

Quy trình triêu điện

Trong thời gian chưa chôn, các lễ cúng cho hương linh gọi là “điện”. Vậy triêu điện là một lễ cúng buổi sáng gần ngày đưa đám, thường dành riêng cho bà con muốn làm một lễ cúng riêng, đọc ai điếu, lời từ biệt.

Quy trình tịch điện

Lễ cúng buổi tối gần ngày đưa đám, thường dành cho con cháu nội tộc, để con cháu có cơ hội nói lên ơn nghĩa, những hình ảnh thân thương, tưởng niệm đến công hạnh của người quá cố. Còn thường ngày 3 buổi: sáng cúng trà; trưa, chiều cúng cơm dùng hình thức nghi lễ đơn giản gọi là “tiến linh”.

Quy trình triệu tổ

Lễ này thường được cử hành trước ngày di quan khoảng 2 hôm trở lại. Tang quyến thỉnh linh vị, di ảnh, bát nhang đầy đủ lễ vật đến tự đường (nhà thờ họ). Ðặt linh vị trên một cái bàn nhỏ đối diện án thờ gia tiên. Thí dụ án thờ ở phía tây, linh vị ở phía đông, con cháu tang quyến ở phía nam; cất gậy, mũ mấn đi để làm lễ cáo tổ tiên.

Quy trình sái tịnh, nhiễu quan và quy y linh

Trong lúc đại chúng đang tụng  chú Ðại Bi, vị chủ sám dùng bình Cam Lồ vào tẩy tịnh quan tài,  chú Ðại Bi vừa dứt, sám chủ thán: “Giác tánh viên minh, tùng lai trạm tịch; bổn lai nhơn ngã chi huyễn tướng, hà hữu sanh tử chi giả danh? Nhơn tối sơ nhất niệm sái thù, tùng mộng tưởng hữu tư sanh diệt.
Quy trình cáo đạo lộ

Lễ này thường nhờ một người hộ tang đứng cúng, được cử hành trước một hôm đưa đám, đặt bàn cúng trước cửa ngõ, ý nghĩa xin hộ đàng cho đám táng được yên ổn thuận lợi. Có gia đình tổ chức lễ cúng thí thực và phóng sanh nữa.

Khiển điện

Lễ này cúng trước khi di quan, thường dành cho bằng hữu tỏ bày tâm sự, tình cảm với hương linh qua điếu văn.