Cùng Tìm Hiểu Nghi Lễ Tang Ma Của Người Mường

Nghi Thức Tang Ma Của Người Mường

Nghi Thức Ma Chay là 1 trong những nghi thức tôn giáo đặc biệt được coi trọng của người Mường, nó thể hiện những tập tục cổ truyền, quan niệm về vũ trụ, thế giới nhân sinh quan của đồng bào.

Các phong tục này đã bắt đầu bắt rễ lâu đời, ăn sâu vào tâm khảm của người dân, là chất liệu góp phần xây dựng nên bản sắc - bản ngã của mỗi cá nhân tộc người Mường.

Để hiểu rõ hơn về Phong Tục Tang Ma của người Mường thì hãy theo dõi hết bài viết này nhé.

Phong Tục Tang Ma Của Người Mường Bắc Bộ

Các Nghi Thức Tang Ma của người Mường được quy định rất nghiêm ngặt: Từ trang phục của người chết, con cháu, anh em, họ hàng cho đến việc xem ngày giờ nhập quan, cách bày trí các đồ cúng lễ, quan tài, v.v...

Hay các nghi lễ, nghi thức: đưa ma, quạt ma, lễ nhạc, đặc biệt là những đêm mo đều phải thực hiện theo tuần tự từng lễ thức một.

Nghi Lễ Tang Ma của người Mường ở Hòa Bình đặc biệt chú trọng đến những đêm mo. 

Một lễ tang có thể kéo dài từ 1 đêm, 2 đêm, hoặc 10 đêm, 12 đêm, thậm chí lâu hơn nữa. Điều này phụ thuộc vào tuổi tác và địa vị xã hội làng, bản của người chết.

Nghi Lễ Tang Ma Của Người Mường Bi Tại Hòa Bình Như Thế Nào?

Mường Bi là 1 trong 4 vùng lớn của tỉnh Hòa Bình.

Cũng như người Mường ở nhiều nơi khác, người Mường Bi  trong quá trình lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc đã xây dựng, bồi tích 1 nền văn hóa cổ truyền đồ sộ rất đáng tự hào.

Trong đó có Nghi Lễ Tang Ma được đồng bào người Mường đặc biệt coi trọng.

Ở Mường Bi, Nghi Lễ Tang Ma là 1 nghi lễ quan trọng của 1 đời người, phải làm hàng loạt các thủ tục để đoạn tuyệt với thế giới người sống và gia nhập vào thế giới người chết.

Nghi Lễ Mo là 1 trong những sinh hoạt và hiện tượng văn hóa mang đậm bản sắc trong đời sống tinh thần của người Mường.

Mo kiện trong tang lễ cổ truyền của người Mường Bi cũng là 1 điển hình về sự sáng tạo trong Mo Mường.

Mo kiện là 1 áng mo quan trọng của hệ thống Nghi Lễ Tang Ma Mường cổ truyền. Nói hội tụ nhiều loại hình văn hóa dân gian, nhiều nghi lễ, phong tục tập quán và qua đó phản ánh tín ngưỡng dân gian của người Mường.

Cho đến nay, Nghi Lễ Mo vẫn chiếm 1 vị trí và đóng vài trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người Mường.

Tang Lễ cổ truyền của người Mường Bi có thể nói là 1 hệ thống các nghi lễ diễn ra trong 12 đêm.

Tất cả nghi lễ đó nhằm mục đích làm cho linh hồn người quá cố đoạn tuyệt với thế giới người sống và gia nhập thế giới người chết.

Ly do chỉ đơn giản vậy thôi nhưng bao gồm nhiều lễ thức chứa đựng trong đó nhiều loại hình sinh hoạt văn hóa có giá trị tinh thần cao.

Có lẽ vì vậy mà nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đã nhận xét rằng, Đám Hiếu ở Mường Bi là điểm hội tụ của văn hóa dân gian mang tính nhân bản sâu sắc.

Sự Quan Trọng Của Bố Mo - Thầy Mo Trong Tang Lễ Người Mường

Vị trí của Bố Mo - Thầy Mo đóng vai trò bắt buộc và quyết định trong toàn bộ nghi thức tang ma của người Mường.

Trong suốt các Nghi Thức Tang Ma - Thầy Mo chỉ làm 1 việc: thuyết phục và hướng dẫn - 2 hành động đó được thực hiện đi đôi với nhau, nhiều khi xen lẫn trước sau, cũng có lúc phải hòa vào nhau thành 1 quá trình đồng nhất.

Bởi người Thầy Mo phải có nghĩa vụ làm cho người chết hiểu được quy luật tự nhiên của sự sống và cái chết, mà người đã chết thì phải tách khỏi thế giới của người sống.

Sau đó hồn mới có thể sẵn sàng đi tiếp hành trình, chuyến đi cuối cùng đến với thế giới dành riêng cho họ.

2 chức năng thuyết phục và hướng dẫn đó của các Đêm Mo được người hành lễ thực hiện trong 1 nghi lễ lễ thức duy nhất là:

Ngồi xếp bằng tròn từ đầu hôm đến mờ sáng, miệng ngân ca hầu như không dứt, đầu đội mũ lễ, trên thân là áo lễ, 2 tay cầm chuông lễ và dao lễ và cuối cùng là túi đựng khót (khót đựng 1 số vật thiêng liêng do các Bố Mo được truyền lại, hoặc được Thánh sư của Bố Mo báo mộng qua giấc mơ) chứa đựng siêu lực của Bố Mo.

Đây là những vật thiêng liêng không thể thiếu trong quá trình hành lễ của người làm Mo.

Tham Khảo: Nghi Lễ Tang Ma Người Thái Đen - Tuần Giáo Điện Biên

Các Bố Mo có khả năng giao cảm mang sợi dây kết nối giữa Mường Đất - Mường Người - Mường Trời lại với nhau.

Họ được giao trọng trách là sứ giả của các Mường, nên những khả năng của họ cũng được thần thánh ban cho, thần thánh lựa chọn và họ phải sử dụng khả năng đó để phục vụ cho lợi ích chung cao nhất - lợi ích cộng đồng dân tộc Mường.

Ý Nghĩa Các Nghi Thức Bố Mo - Thầy Mo Làm Trong Các Đêm Tang Lễ

Các Đêm Mo ở Mường Bi cũng đặc biệt được coi trọng nhưng việc quan trọng nhất là phải dẫn dắt điều khiển được linh hồn người quá cố thực hiện các thủ tục của tang lễ.

Người Mường Bi có quan niệm rằng: khi con người mất đi, lúc chưa làm đám tang và trong lúc làm đám tang, họ không còn là người trần nhưng cũng chưa phải là ma.

Tuy nhiên, họ có những sức mạnh linh thiêng mà người trần không thể điều khiển hay cầu xin nổi.

Việc làm cho linh hồn người quá cố phải nghe theo và thực hiện những nghi lễ của tang ma chỉ có thể là Ông Mo cậy nhờ vào quyền năng của "Nổ" mới có thể làm được việc đó.

Vì vậy Ông Mo được coi là linh hồn trong đám tang ở Mường Bi.

Nghi Lễ Đạp Ma Là Gì?

Một nghi lễ quan trọng để bắt linh hồn nghe theo Ông Mo gọi là "Lễ Đạp Ma", hay còn gọi là "Lễ Dậm Bước".

Lễ Đạp Ma được tiến hành như sau: sau khi mo bài mo Thiển Thẳn (bài mo kể về sức mạnh của Ông Mo và sức mạnh của túi Khót), Ông Mo không dừng lại mà mo tiếp đoạn mo "Đạp Ma".

Tham Khảo: Nghi Lễ Tang Ma Người Nùng Bắc Cạn

Hành động Đạp Ma như sau: Ông Mo mo đoạn mo trên ở vị trí cạnh chỗ nằm của người quá cố trong tư thế tay phải giữ chiếc gươm vác trên vai, tay trái cầm quạt phe phẩy ngang trên bụng mình, chân đứng như bình thường nhưng ngón chân cái của bàn chân phải đeo 1 chiếc vòng chuôi dao.

Khi chấm dứt đoạn mo trên ông hú 1 tiếng, gọi tên người quá cố 1 lần rồi co chân phải lên dậm mạnh xuống sàn nhà rồi lấy gót chân phải làm tâm điểm, xoay bàn chân phải chếch sang khoảng 60 đến 70 độ.

Sau Lễ Đạp Ma thì linh hồn người quá cố sẽ tuân thủ theo sự dẫn dắt điều khiển của Ông Mo để thụ lễ.

Trong 12 ngày đêm diễn ra nghi lễ, mỗi 1 bữa trưa và bữa chiều của từng ngày đều có lễ dâng ăn uống.

Việc mo trong tang lễ thực chất là nhằm thuyết phục, hướng dẫn linh hồn người chết thực thi các nghi lễ như vừa kể trên hoàn toàn bằng lời mo.

Nếu như mo sai, thì linh hồn không thể thực thi được nghi lễ, như vậy là không hoàn tất được các thủ tục, sẽ rơi vào tình trạng luẩn quẩn.

Hồn không thể đoạn tuyệt với thế giới người sống mà cũng không thể gia nhập thế giới người chết.

Người ta sợ trong hoàn cảnh dở dang ấy linh hồn người chết sẽ quay về quấy phá hành tội con cháu trong nhà.

Tham Khảo: Nghi Lễ Tang Ma Người Pà Thẻn

Lời Kết

Điểm nổi bật nhất trong Nghi Thức Tang Ma người Mường là qua những  nghi thức đó, người Mường muốn những thế hệ tiếp nối của cộng đồng vượt qua tổn thất do 1 thành viên của cộng đồng đã phải ra đi vĩnh viễn thêm găn bó với quê hương đất nước và gìn giữ những kỷ cương, tập tục đã giúp cộng đồng trường tôn và phát triển.

Tham Khảo Thêm Thông Tin Hữu Ích Khác: