icon-load

Loading..

Tìm Hiểu Phong Tục Tang Ma Của Người Pà Thẻn

Tìm Hiểu Phong Tục Tang Ma Của Người Pà Thẻn

Tục tang ma của người Pà Thẻn có những nét đặc trưng rất riêng biệt, đặc biệt là Lễ đuổi ma xấu bởi người ta sợ con ma ấy lưu luyến trần gian mà bắt con cháu đi theo.

Do đó, khi trong nhà có người chết, người nhà sẽ bắn ba phát súng báo hiệu và đi mời ngay thầy cúng đến để làm lễ cúng cho người quá cố.

Nghi Lễ Xin Ma Cho Nhà Tiến Hành Lễ Tang

Đồng thời gia chủ chuẩn bị sẵn 2 bàn thờ, trong đó 1 bàn thờ thắp hương và 1 bàn thờ để đồ lễ, bên cạnh là cái sàng bên trong đặt 10 chiếc chén cùng nhiều tiền âm phủ được làm bằng giấy bản.

Sắp lễ xong thầy cúng cúng và tung 2 mảnh gỗ lên trời. Đây được gọi là Nghi Lễ Xin Ma Cho Nhà Tiến Hành Lễ Tang.

Lễ Khâm Liệm Của Người Pà Thẻn

Thực hiện xong thủ tục xin phép tổ tiên, ma nhà, thầy cúng ra cửa chính và dùng sào chọc thủng 1 lỗ trên mái nhà, rồi đi thẳng vào chỗ người chết, chuẩn bị làm Lễ Khâm Liệm.

Trong thời gian khâm liệm, thầy cúng sẽ chỉ cho hông người chết biết được đường lên trời. Bởi:"Người Pà Thẻn quan niệm khi chết sẽ thành ma, hồn và thể xác hóa thành 1 con ma. Việc thầy cúng chọc lỗ trên mái nhà là để báo cho ma người chết biết đường lên trời.

Tham Khảo: Nghi Lễ Tang Ma Người Cao Lan

Lễ Nhập Quan Của Người Pà Thẻn

Sau nghi lễ cúng hồn, đến lễ nhập quan tài. Nghi lễ này được thầy cúng thực hiện khá cẩn thận.

Áo quan cho người chết thường là 1 thân cây to được xẻ đôi, khoét rỗng.

Trước đây, người Pà Thẻn thường làm quan tài bằng thân cây. Do đó khi trong làng xóm có người chết, người ta sẽ tùy thuộc vào người chết to béo hay bé gầy mà hạ cây.

Vì phải bổ đôi và khoét rỗng thân cây để cho thi hài người chết vào trong, cho nên người Pà Thẻn thường chọn loại gỗ mềm.

Việc làm quan tài được tiến hành trong rừng, xong xuôi mới khiêng về nhà.

Trong phong tục của người Pà Thẻn, khi tắm rửa, mặc quần áo mới cho người chết, người ta phải tháo tất cả đồ trang sức trên người chết ra, sau đó cắt hoặc chọc thủng túi quần, túi áo.

Bởi đồng bào quan niệm ma người chết quý trẻ em nên hay bắt hồn trẻ nhỏ để trêu đùa. Ma này hay bắt và để hồn trẻ em trong túi quần hoặc túi áo của mình.

Trường hợp, nếu người chết bị chết bất thường thì trước cửa ra vào người ta để 1 cái bát nước lã.

Thầy cúng sẽ đập vỡ bát nước đó và nói  đám ma xấu rằng: hãy theo cái quan tài này đi đi.

Nếu có tài hãy làm cho cái bát này lành lặn và bốc nước đổ đầy lại bát nước này thì hãy trở về. Nếu không làm được thì cứ đi thẳng, đừng bao giờ về nữa.

Tục Lệ Ma Chay Của Người Pà Thẻn

Theo tục lệ, mỗi người con trai khi ra ở riêng hoặc đã đi ở rể, khi về chịu tang bố mẹ, thì phải mang theo 1 con lợn khoảng 25kg.

Nếu không có điều kiện có thể 2 3 anh em chung 1 con lợn to.

Nếu gia đình nào khó khăn thì lễ vật mang đến phải là 7 con gà, trong đó có 1 con gà trống phải to, năng cân hơn 6 con còn lại. 

Nếu là con gái đã đi làm dâu, khi về chịu tang cha mẹ, tập tục không quy định phải mang lễ vật đến. Song không để bị mang tiếng, thì ít nhất cũng phải mang vài con gà về làm lễ.

Tham khảo: Nghi Lễ Tang Ma Người Thổ Thanh Hóa

Báo Tin Cho Người Chết Biết Ai Đã Mang Gì Đến Viếng 

Khâm liệm xong, người ta giết toàn bộ số lợn, gà mà con cháu và bạn bè mang đến rồi luộc chín, bày trên 1 cái bàn dài để ngay cạnh quan tài. Đây là nghi thức báo tin cho người chết biết ai đã mang gì đến phúng viếng mình.

Đặc biệt trong những ngày làm tang ma ở nhà, đến bữa ăn, thầy cúng phải làm lễ gọi hồn người chết dậy ăn cơm. Khi đó con trưởng hoặc con rể xới 1 bát cơm để đầu quan tài và mời hồn về ăn cơm.

Lễ Chôn Cất Của Người Pà Thẻn

Sau khi đã thực hiện đầy đủ các lễ thức cần phải làm tại nhà, gia đình cùng người thân, họ hàng khiêng quan tài người chết đi chôn.

Đến nơi chôn cất thi hài, thầy cúng tiến hành thủ tục mua đất.

Thầy khấn ma Thổ địa báo có ma người chết mới đến, hãy bảo vệ nó.

Sau đó thầy cúng mua đất làm nương, làm ruộng, xin bãi cỏ để chăn nuôi, xin chỗ để làm nhà cho ma người chết ở.

Từ giờ phút này, hồn ma của người chết sẽ được định cư ở mảnh đất này, có đầy đủ ruộng vườn, nương rẫy, nhà cửa, v.v...

Xong xuôi người ta hạ quan tài người chết xuống huyệt và lấp đất. Khi lấp Đất, con cháu trong nhà phải tránh xa ra ngoài không được quỳ bên cạnh hay nhìn xuống huyệt mộ người chết.

Bởi người Pà Thẻn sợ ma người chết còn lưu luyến con cháu, có thể bắt đi theo.

Tham Khảo: Nghi Lễ Tang Ma Tộc Người Nhóm Ngôn Ngữ Môn - Khmer

Những Việc Người Pà Thẻn Làm Sau Lễ Tang

Sau khi chôn cất xong, người Pà Thẻn sẽ thắp hương rồi vãi ngô, vãi thóc. Quan niệm truyền thống, người Pà Thẻn kiêng gieo trồng vào những ngày chết của ông bà;

Vì vậy, họ hóa giải tục kiêng bằng cách vãi hạt, và tin nếu không làm thế, sau này đế ngày chết ấy lại đi gieo trồng thì hoa màu không lớn được.

Thường thì người Pà Thẻn để tang 45 ngày, nhưng cũng có thể dài ngày hơn và trong 3 ngày đầu, người thân phải đốt lửa ở mộ để giữ ấm cho ma người chết, nếu không ma người chết thấy lạnh lẽo, thấy sợ, lại đi về nhà với người sống mà không ở mộ.

Tham Khảo Khác Thêm Thông Tin Hữu Ích Khác: