icon-load

Loading..

Trong Một Đám Tang Có Những Nghi Lễ Chính Nào Quan Trọng?

Trong Một Đám Tang Có Những Nghi Lễ Chính Nào Quan Trọng?

Trong một đám tang có những nghi lễ chính nào quan trọng? 

Trong nội dung dưới đây, Đức Thịnh xin chia sẻ đầy đủ và chi tiết về những Nghi Thức Tang Lễ chủ yếu nhất và quan trọng nhất được diễn ra trong 1 chương trình tang lễ.

(Nội dung bài viết được chia sẻ theo sát với thực tế và có sự khác biệt so với truyền thống, do được cải thiện và nâng cấp hiện đại hơn thuận theo sự phát triển của xã hội bây giờ)

nghi thức chính quan trọng trong tang lễ

Những Điều Gia Đình Cần Lưu Ý Trước Khi Nghi Lễ Chính Quan Trọng Của Đám Tang Diễn Ra

1. Tiến Hành Lễ Mộc Dục

Người thân trong gia đình vệ sinh sạch sẽ cho người mất bằng nước ấm pha với rượu hoặc sử dụng nước thơm thảo mộc. Cắt móng chân, móng tay rồi gói lại cẩn thận đợi Nhập Liệm thì đặt vào quan tài.

Thay đồ cho người mất, có thể chọn bộ đồ mới nhất hoặc người mất thích nhất. Sau đó, phủ lên mặt của người mất 1 tờ giấy trắng hoặc 1 cái khăn trắng đợi đến lúc Tẩn Liệm.

Ý nghĩa của Lễ Mộc Dục là báo hiếu, báo ân, báo nghĩa đối với người mất.

2. Thực Hiên Lễ Phạm Hàm

Người thân chuẩn 1 vài hạt gạo, 1 miếng vàng thẻ nhỏ (hoặc 1 xu tiền đồng nhỏ) đặt vào miệng của người mất.

Theo quan niệm từ xa xưa, ý nghĩa của việc để gạo tiền vào miệng của người mất là để trừ tà, cũng như là để người mất có lộ đi đi đường trên hành trình về với thế giới mới.

3. Chính Thức Đưa Ra Báo Tang

Thông báo cho anh em bà con xa gần về Chịu Tang, thông báo cho bạn bè, đồng nghiệp, xóm giềng được tin.

Song song đó là gia đình sắp xếp người thân liên hệ chuẩn bị Huyệt Mộ hoặc Nơi Gửi Cốt (nếu chọn hình thức Hỏa Táng) để người mất an nghỉ.

4. Xem Ngày Giờ Tốt Cho Việc Tang Lễ ( Gia đình có thể tự xem hoặc nhờ Dịch Vụ Mai Táng Trọn Gói hỗ trợ)

Việc Xem Ngày Giờ Tốt là điều rất quan trọng, Thời gian lựa chọn thực hiện việc Tang Lễ tốt hay xấu theo Tâm linh sẽ có ảnh hưởng đến sự thanh thản ra đi của người mất cũng như sự an bình của người thân ở lại.

Trong thời gian chờ đợi đến lúc Tẩn Liệm, gia đình chỉ cần có người thân luôn túc trực bên Linh Cữu người mất.

Những Nghi Lễ Chính Quan Trọng Trong 1 Chương Trình Lễ Tang Hiện Đại

Một chương trình lễ tang hiện đại sẽ bao gồm quy trình được tiêu chuẩn hóa gôm những Nghi Thức Chính & Quan Trọng như sau:

  • Nghi Thức Tẩn Liệm (Nhập Liệm)
  • Nghi Thức Thành Phục
  • Nghi Thức Cúng Cơm
  • Nghi Thức Cúng Cáo Đạo Lộ
  • Nghi Thức Bái Quan
  • Nghi Thức Động Quan - Di Quan
  • Nghi Thức An Vị Hương Linh

 Nghi Lễ Quan Trọng Đầu Tiên Là Nghi Thức Tẩn Liệm (Nhập Liệm)

Xưa có câu: "Sống Dầu Đèn, Chết Kèn Trống" vậy nên trong một đám táng thì kèn trống là điều không thể thiếu.

Hiện nay, có 2 đội nhạc cơ bản là: đội kèn tây và đội nhạc lễ. Có một số nơi có tập tục là người trẻ mất thì không sử dụng Nhạc Tang.

Sau khi đội kèn tây thổi xong, đội mai táng dưới sự chủ trì của Sư thầy sẽ tiến hành Nghi Thức Tẩn Liệm (Nhập Quan) đưa thi hài người mất vào quan tài.

Nếu gia đình còn chờ người thân nơi xa chưa về kịp để xem mặt thì Ướp Đá Khô bảo quản thi hài chỉ đậy nắp kính vào quan tài để người thân về xem mặt lần cuối.

Nghi Lễ Quan Trọng Thứ 2 Là Nghi Thức Thành Phục (Phát Tang)

Tang Phục (Đồ Tang) sẽ được Dịch Vụ Mai Táng cung cấp đầy đủ cho gia đình theo danh sách người thân, con cháu Chịu Tang mà gia đình cung cấp thời gian Nghi Thức Tẩn Liệm được thực hiện.

Lễ Phát Tang hiện nay chủ yếu được tiến hành bởi Sư Thầy (nếu theo Phật giáo) và các thành viên trong gia đình sẽ chính thức Chịu Tang kể từ giờ phút này.

Sau khi phát tang xong, con cháu, người thân thay phiên nhau túc trực bên Linh Cữu để trả lễ khách đến viếng.

Nghi Lễ Quan Trọng Thứ 3 Trong Đám Tang là Nghi Thức Cúng Cơm Hàng Ngày Cho Hương Linh

Theo quan niệm xưa, khi chưa an táng thì thì người thân vẫn còn đâu đây, nên hàng ngày vẫn chuẩn bị 3 mâm cúng Hương Linh

  • Mâm cúng giấc sáng: chuẩn bị món ăn mà người mất khi còn thích ăn nhất
  • Mâm cúng giấc trưa và chiều: chuẩn bị mâm cúng chay

Hiện nay, Lễ Cúng Cơm hàng ngày cho Hương Linh đều do Sư Thầy chủ trì tụng kinh.

Đặc biệt quan trọng, trong thời gian Lễ Tang diễn ra, gia đình phải chú ý liên tục thắp hương cho Hương Linh không để bị ngắt đoạn.

Nghi Lễ Quan Trọng Thứ 4 Là Nghi Thức Cúng Cáo Đạo Lộ

Lễ Cúng Cáo Đạo Lộ là được người Hộ Tang (hiện nay đại đa số là do sư thầy thực hiện đứng cúng) và trong gia đình có 1 thành viên chịu tang quỳ cúng.

Lễ Cúng Cáo Đạo Lộ được thực hiện trước khi các Nghi Thức Bái Quan -Di Quan - Động Quan đến nơi an táng.

Lễ này được thực hiện trước con đường ngoài với và được gọi là Lễ Trình Xin Đường với thần giữ đường để Quan Cữu của Hương Linh đi được qua.

Nghi Lễ Quan Trọng Thứ 5 Là Nghi Thức Bái Quan

Nghi Thức Bái Quan sẽ do nhân viên đội mai táng thực hiện.

Ý nghĩa của Lễ Bái Quan là đội đạo tỳ (nhân viên khiêng hòm) xin phép được thực hiện di quan và đưa tiễn Hương Linh đến nơi an nghỉ cuối cùng.

Nghi Lễ Quan Trọng Thứ 6 Là Nghi Thức Di Quan - Động Quan

Lễ Di Quan - Động Quan này cũng sẽ do nhân viên đội mai táng thực hiện dưới sự chủ trì của sư thầy.

Quan Cữu của Hương Linh sẽ được đội nhân viên mai táng khiêng đi bộ 1 đoạn từ nhà ra tới xe tang. Chào từ biệt bà con lỗi xóm và người đến viếng tang lần cuối.

Khi đến nơi an táng, đội nhân viên mai táng sẽ thực thiện thêm nghi lễ Hạ Huyệt hoặc Hạ Đài (nếu chọn hình thức hỏa táng)

Nghi Lễ Quan Trọng Thứ 7 Là Nghi Thức Cúng An Sàn (An Vị) Hương Linh Tại Nhà

Sau khi an táng hoặc hỏa táng người mất được hoàn thành. Sư thầy cùng gia đình sẽ đưa Di Ảnh - Bài Vị - Lư Hương của Hương Linh về nhà để Cúng An Sàn và lập bàn thờ Tạm cho Hương Linh.

Lễ Cúng An Sàn (An Vị) Hương Linh được thực hiện dưới sự chủ trì của sư thầy và người thân chịu tang trong gia đình quỳ cúng.

Đức Thịnh mong rằng qua nội dung bài viết trên sẽ hữu ích đến gia đình.

Tham Khảo Thêm Nội Dung Hữu Ích Khác:

Mong rằng những chia sẻ trên sẽ hữu ích đến mọi người.

Mọi chi tiết thắc mắc cần tư vấn xin liên hệ:

Trại Hòm Đức Thịnh

Hotline: 0941.496.096