icon-load

Loading..

Những Điều Cần Biết Về Đồ Tang Dùng Trong Tang Lễ

Những Điều Cần Biết Về Đồ Tang Dùng Trong Tang Lễ

Xoay quanh những vấn đề liên quan đến Đồ Tang Dùng Trong Tang Lễ, thì có những thắc mắc phổ biến như sau:

  • Khái niệm về Tang Quyến Là Gì?
  • Để Tang Là Gì?
  • Xả Tang Là Gì?
  • Mãn Tang Là Gì?
  • Trùng Tang Là Gì?

Trong bài viết sau đây, Trại Hòm Đức Thịnh sẽ chia sẻ đến mọi người những thông tin liên quan đến Đồ Tang Dùng Trong Tang Lễ và những vấn đề thắc mắc trên để mọi người tham khảo.

đồ tang dùng trong đám tang

Đầu tiên, Trại Hòm Đức Thịnh sẽ giúp mọi người tháo gỡ vương mắc về khái niệm Tang Quyến Là Gì?

Vậy,

Tang Quyến Là Gì?

Tang Quyến là định nghĩa dùng để thể hiện cho việc khi trong gia đình có 1 người nào đó không may qua đời thì các thành viên còn lại trong gia đình sẽ tổ chức lễ tang cho người mất và thực hiện nghi thức chịu tang cho người mất.

Và các thành viên chịu tang cho người mất được gọi Tang Quyến.

Để Tang Là Gì?

Để Tang là hành động mặc Đồ Tang để chịu tang người thân đã mất.

Thời gian Để Tang dài hay ngắn là tùy thuộc vào vai vế đối với người mất trong gia đình.

Đeo Khăn Tang như thế nào cũng sẽ tùy thuộc vào vai vế của người chịu tang đối với người mất trong gia đình.

Cách Đeo Khăn Tang đúng với vai vế sẽ được người chủ trì buổi lễ tang hướng dẫn và sẽ được đội ngũ đạo tỳ của đội mai táng hỗ trợ đeo đúng với vai vế.

Đồ Tang Dùng Trong Tang Lễ - Danh Sách 5 Hạng Tang Phục

Đồ Tang  theo ghi chép từ "THỌ MAI GIA LỄ" là có năm hạng tang phục tuỳ theo quan hệ huyết thống và nghĩa tình phân biệt thân sơ:

Đồ Tang Dùng Trong Tang Lễ theo sách Thọ Mai Gia Lễ ghi chép lại thì 5 Hạng Tang Phục bao gồm như sau:

  • Đại Tang
  • Cơ Niên
  • Đại Công
  • Tiểu Công
  • Ti Ma Phục

ĐẠI TANG Theo Thọ Mai Gia Lễ

Trảm thôi và tề thôi.

Quần áo sổ gấu gọi là trảm thôi: Con để tang cha.

Quần áo không sổ gấu gọi là tề thôi: Con để tang mẹ, vợ để tang chồng khi cha chưa mất.

Thời hạn: 3 năm, đời sau giảm bớt còn 2 năm 3 tháng (sau lễ giỗ đại tường 2 năm, thêm 3 tháng dư ai).

Áo xô, khăn xô có hai giải sau lưng (gọi là khăn ngang).

Nếu cha mẹ đều đã mất thì hai giải bằng nhau, nếu còn mẹ hoặc còn cha thì hai giải dài ngắn lệch nhau.

Con trai chống gậy: Tang cha gậy tre, tang mẹ gậy vông, mũ rơm quấn đầu, dây chuối, dây đai thắt lưng.

Thời nay, nhiều nơi đã bãi bỏ những tang phục này. ở thành phố nhiều nhà dùng băng đen theo tang chế châu Âu, theo ý chúng tôi, tiện hơn.

Con trai, con gái, con dâu đều để tang cha mẹ. (Kể cả đích mẫu, kế mẫu, dưỡng mẫu, từ mẫu và dưỡng phụ).

Vợ để tang chồng.

Nếu con trưởng mất trước thì cháu đích tôn để tang ông bà nội cũng đại tang thay cha.

Tang Phục Đồ Tang Trong Đám Tang Tang Lễ hiện nay

CƠ NIÊN Theo Thọ Mai Gia Lễ

Để tang một năm. Từ niên cơ trở xuống dùng khăn tròn, vải trắng, không gậy.

Cháu nội để tang ông bà nội.

Con riêng của vợ để tang bố dượng nếu bố dượng có công nuôi và ở cùng, nếu không ở cùng thì không tang; trước có ở cùng sau thôi thì để tang 3 tháng.

Con để tang mẹ đẻ ra mình nhưng bị bố rẫy (xuất mẫu), hoặc cha chết, mẹ lấy chồng khác (giá mẫu).

Chồng để tang vợ cả có gậy, nếu cha mẹ còn sống thì không gậy.

Cháu để tang bác trai bác gái, chú, thím và cô ruột.

Anh chị em ruột để tang cho nhau (cùng cha khác mẹ cũng tang một năm, cùng mẹ khác cha thì tang 5 tháng).

Cha mẹ để tang con trai, con gái và con dâu cả, kể cả con đi làm con nuôi nhà người.

Chú, bác, thím cô ruột để tang cho cháu (con anh em ruột).

Ông bà nội để tang cho cháu trưởng (đích tôn).

Đích mẫu, kế mẫu, từ mẫu tang các con chồng, thứ mẫu tang con mình và con chồng như nhau đều một năm. Tang con dâu cả cũng một năm.

Con dâu để tang dì ghẻ của chồng (tức vợ lẽ cha chồng).

Rể để tang cha mẹ vợ (vợ chết đã láy vợ khác cũng vậy).

Nàng hầu để tang cha mẹ chồng, vợ cả của chồng, các con chồng cũng như con mình (các họ hàng bàng thân bên nhà chồng đều không tang).

áo tang

ĐẠI CÔNG Theo Thọ Mai Gia Lễ

Để tang 9 tháng.

Anh chị em con chú con bác ruột để tang cho nhau.

Cha mẹ để tang con dâu thứ hoặc con gái đã lấy chồng.

Chú, bác thím ruột để tang cháu (con gái đã xuất giá, con dâu của anh em ruột).

Cháu dâu để tang ông bà của chồng, chú, bác, thím ruột, hoặc cô ruột của chồng.

Mẹ để tang con dâu thứ và con gái riêng của chồng.

Con gái đã xuất giá để tang bác trai, bác gái, chú thím, cô ruột.

đồ tang lễ

TIỂU CÔNG Theo Thọ Mai Gia Lễ

Để tang 5 tháng.

Chắt để tang cụ. (Hoàng tang: Chít khăn vàng)

Cháu để tang anh chị em ruột của ông nội (ông bà bác, ông chú, bà thím, bà cô).

Con để tang vợ lẽ, nàng hầu của cha (nếu cha giao cho nuôi mình thì để tang 3 năm như mẹ đẻ).

Cháu để tang đường bá thúc phụ mẫu và đường cô (anh chị em con chú bác ruột của cha).

Anh chị em con chú, bác ruột để tang cho vợ của nhau.

Anh chị em chung mẹ khác cha để tang cho nhau (vợ con của anh chị em ấy thì không tang).

Chú bác ruột để tang cho cháu dâu (con dâu của anh em ruột).

Ông bà bác, ông chú, bà thím, bà cô để tang cho cháu (tức là cháu nội của anh em ruột).

Ông bà nội để tang cho vợ cháu đích tôn hoặc cháu gái xuất giá.

Cháu ngoại để tang ông bà ngoại và cậu ruột, dì ruột (anh chị em ruột của mẹ, kể cả đối với anh chị em ruột của đích mẫu, thứ mẫu, kế mẫu).

Cháu dâu để tang cô ruột của chồng.

Chị dâu, em dâu để tang anh chị em ruột của chồng và con của những người đó (tức là cháu gọi bằng bác, bằng thím).

quần áo tang lễ

TY MA PHỤC Theo Thọ Mai Tang Lễ

Để Tang 3 tháng.

Chít để tang can (kỵ) nội (ngũ đại: Hồng tang chít khăn đỏ).

Chắt để tang cụ nhà bác, nhà chú (tằng tổ bá thúc phụ mẫu và tằng tổ cô, tức là anh em ruột với cụ nội).

Cháu để tang bà cô đã lấy chồng (chị em ruột với ông nội).

Cháu để tang cô bá (chị em con chú bác ruột với bố).

Con để tang bố dượng (nếu trước có ở cùng, sau mới về bên nội).

Con để tang nàng hầu của cha.

Con để tang bà vú (cho bú mớm).

Cháu để tang tộc bá thúc phụ mẫu (anh em cháu chú, cháu bác với cha).

Chồng để tang vợ lẽ nàng hầu.

Anh chị em họ nội 5 đời để tang cho nhau.

Bố mẹ vợ để tang con rể.

Ông bà ngoại để tang cháu ngoại và cháu dâu ngoại.

Ông của chồng để tang cháu dâu.

Cụ để tang cho chắt nội.

Cháu để tang vợ cậu, chồng cô, chồng dì có cùng ở một nhà.

Anh chị em con cô ruột và bạn con dì ruột để tang cho nhau.

Cậu ruột để tang vợ của cháu trai

Cháu dâu để tang ông bà ngoại của chồng, cậu ruột, dì ruột chồng

Cháu dâu để tang các ông bà anh chị em ruột với ông nội chồng.

Chắt dâu để tang cụ nội của chồng.

Cụ để tang chắt nội trai gái.

Ông bà để tang các cháu gái của con nhà chú, nhà bác.

Tang bên cha mẹ nuôi:

Kỵ bên cha nuôi thì 3 tháng, cụ bên cha nuôi thì 5 tháng, ông bà thì một năm.

Cha mẹ nuôi thì áo bằng gấu, hoặc sổ gấu 3 năm có cả gậy.

Từ ông bà trở lên nếu mình thừa trọng cũng sổ gấu 3 năm.

Ông bà sinh ra mẹ nuôi thì 5 tháng, còn thì đều không có.

Tang họ nhà mình (Đã là con nuôi người khác, để tang bên họ của mình):

Ông bà sinh ra cha thì 9 tháng.

Cha mẹ sinh ra mình thì 1 năm có gậy.

Bác trai bác gái, chú, thím và cô là anh chị em ruột với cha thì đều 9 tháng. Cô đã giá thì 5 tháng.

Anh chị em ruột thì 9 tháng, chị dâu, em dâu thì 3 tháng, chị em đã xuất giá thì 5 tháng.

Ông bà sinh ra mẹ thì 3 tháng.

Xét trong lễ nói rằng: Con gái đã xuất giá thì các tang có giáng, song đi lấy chồng, hoặc phải chồng rẫy bỏ, hoặc chồng chết, con lại chẳng có, lại trở về nhà cũng như chưa lấy chồng, tang chẳng có giáng

Nếu đương để tang cha mẹ được một năm mà chồng rẫy bỏ thì phải tang cha mẹ 3 năm, hoặc để tang cha mẹ được 1 năm đã trừ phục đoạn thì chẳng được để lại 3 năm, dù phải chồng dẫy trước, sau mới để tang cha mẹ chưa đủ 1 năm mà chồng mới gọi về thì chẳng nên về vội phải nên để trọn 3 năm.

áo tang lễ

TRƯỜNG PHỤC Theo Thọ Mai Gia Lễ

Trưởng trường: Từ 16-19 tuổi

Trung trường: Từ 12-15 tuổi

Hạ trường: Từ 8-11 tuổi

(Đều lấy thứ tự giáng một bậc).

Ví dụ: Giai đã lấy vợ, gái đã lấy chồng, dẫu còn trẻ cũng không thể gọi là trường được, nhưng vốn mình phải tang 1 năm trưởng trường giáng xuống 9 tháng, trung trường giáng xuống 7 tháng, hạ trường giáng xuống 5 tháng.

Như vốn tang 9 tháng, trưởng trường giáng 7 tháng, trung trường giáng 5 tháng, hạ trường giáng 3 tháng, các trường hợp khác đều như thế mà suy.

Đồ Tang Dùng Trong Tang Lễ liên quan đến Trường Phục là tương đối ít sử dụng hiện nay.

Ngoài ra, hiện nay thì có 1 số gia đình thường dùng Khăn Tang Màu Đen để đeo hoặc Mica Đen cài lên áo để thông báo rằng trong gia đình vừa có người qua đời. Trang Phục Đám Tang cung được cách tân thay đổi hơn so với truyền thống như: sử dụng Áo Dài Đen, Áo Sơ Mi Đen, v.v... (Theo lối sống tây hóa)

Các loại Khăn Tang Thường Được Sử Dụng Trong Tang Lễ:

  • Khăn Tang Màu Trắng: vai em - vai cháu 

  • Khăn Tang Màu Đỏ: Cháu nội gái

  • Khăn Tang Màu Vàng: Cháu cố

  • Khăn Tang Màu Xanh: Cháu Ngoại

Liên Quan Đến Đồ Tang Dùng Trong Tang Lễ Thì Còn Có Những Vấn Đề Sau:

  • Xả Tang Là Gì?
  • Mãn Tang Là Gì?
  • Trùng Tang Là Gì?

Xả Tang Là Gì?

Xả Tang hay còn có thể gọi là Mãn Tang. Đây là 1 nghi thức cúng để thể hiện rằng thời gian để tang cho người mất đã xong.

Nghi Thức Xả Tang là là 1 trong những nghi thức lâu đời trong phong tục tang lễ của người Việt Nam chúng ta. Nghi Thức Xả Tang được cử hành tùy thuộc vào vai vế của người để tang đối với người mất.

Những Vấn Đề Liên Quan Đến Xả Tang Gồm:

  • Khi Nào Thì Đốt Khăn Tang? 

Sau khi thực hiện khi nghi thức xả tang thì sẽ được đốt khăn tang

  • Khăn Tang Sau Đám Ma phải làm sao?

Nếu chưa xả tang thì cất gọn ngay bàn thờ tạm của người mất. Nếu đã thực hiện nghi thức xả táng thì sẽ đem đi đốt.

  • Đeo Mica đen để tang bên nào?

Thông thường Đeo Mica Đen để tang ở bên trái ngực.

Trùng Tang Là Gì?

Dân gian thường có câu "Trùng Tang Liên Táng" Vậy Trùng Tang có ý nghĩa gì?

Trùng Tang là nói đến hiện tượng trong 1 thời gian ngắn sau khi gia đình đã có người mất lại xảy ra những cái chết liên tiếp của người thân khác trong gia đình. Hay còn gọi là Chết Trùng.

Trùng Tang Liên Táng Là Như Thế Nào?

Trùng Tang Liên Táng thường xảy ra 3 trường hợp sau:

  • Trùng Tang 3 Ngày

Trùng 3 Ngày là trong gia đình có người chết tiếp theo trong 3 ngày kể từ thời điểm an tang người mất đầu tiên. Có nhiều trường hợp người chết đầu chưa kịp an táng đã có người cùng họ qua đời dẫn đến phải chôn hai người cùng một lúc. Đây có thể coi là trường hợp nặng nhất trong trùng tang và khó hóa giải.

  • Trùng Thất Đầu

Trùng Thất Đầu là hiện tượng thường gặp khi người chết hết tuần đầu thì có người tiếp theo mất mạng.

  • Trùng Xả Tang

Trùng Xả Tang là trùng tang nhẹ nhất vì gia đình có thời gian hóa giải. Hiện tượng trùng tang có thể kéo dài đến 3 năm hoặc lâu hơn tùy vào thời gian bốc mộ. Trùng tang thường xảy ra đúng ngày cuối trước khi bốc mộ do gia đình phạm húy, không chú ý kiêng khem.

Thông qua bài chia sẻ về Đồ Tang Dùng Trong Tang Lễ như trên, chắc chắn mọi người đều đã hiểu về thứ bậc và cách thức mặc Tang Phục khi để tang cho người mất rồi.

Ngoài nội dung về Tang Phục Đồ Tang Trong Đám Tang như trên, gia đình có thể tham khảo thêm thông tin hữu ích khác như sau:

Hotline Dịch Vụ Mai Táng Đức Thịnh: 0941.496.096