Theo tập quán của người Cao Lan, khi cúng ma của 1 người nào đó, thì gọi tên của người ấy 3 lần.
Những điều khấn báo cũng phải nhắc 3 lần, kể cả các động tác như: dập quẻ xin âm dương, rót rượu, v.v...
Bời vì, đồng bào cho rằng, ma người chết không được tinh nhanh như người sống, hơn nữa ma người chết thường hay hóa hình dưới nhiều dạng khác nhau, người cúng cần nhắc đi nhắc lại 3 lần, ma người chết mới nghe thấy và nhận biết được các loại lễ vật cúng tế.
Quan Niệm Về Tang Ma Của Người Cao Lan
Theo quan niệm của người Cao Lan, người chết được hóa hình dưới dạng ma và sống ở 1 thế giới khác dưới sự quản lý của tổ tiên hoặc 1 thần linh nào đó, thỉnh thoảng mới về trần gian thăm nom và phù hộ cho con cháu.
Tang ma của người Cao Lan được tiến hành theo 2 bước nghi lễ:
- Thứ nhất gọi là lễ chôn thể xác hay lễ đưa ma gọi là lễ chôn ma
- Nghi lễ thứ 2 là lễ làm nhà xe
Hai lễ này có thể tiến hành đồng thời nhưng thường đồng bào làm lễ chôn thể xác, tức là làm ma trước; 1 thời gian sau khi chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về kinh tế mới tổ chức lễ làm nhà xe.
Các Nghi Lễ Tang Ma Chính Của Người Cao Lan
- Lễ Khâm Liệm
- Phát Tang Và Lễ Treo Tranh Thờ
- Lễ Tế Rượu
- Lễ Chọn Đất Chôn
- Lễ Chôn Cất Người Chết
Theo tập quán của người Cao Lan, việc chuẩn bị cho mỗi người khi về thế giới bên kia cần tiến hành đầy đủ và chu đáo.
Lễ Khâm Liệm Của Người Cao Lan
Khi trong gia đình có người chết, việc đầu tiên người nhà cần làm là phải vuốt mắt, sau đó lau cơ thể hay tắm cho người chết bằng nước lá thơm trước khi khâm liệm.
Sau khi tắm xong, mặc quần áo thường ngày vẫn mặc cho người chết, hoặc mặc quần áo mới càng tốt.
Việc Cần Làm Trước Khi Khâm Liệm
Gia đình chuẩn bị 1 ít bạc, gạo nếp cho vào miệng người chết.
Họ quan niệm làm như vậy linh hồn người chết được ngậm viên ngọc, con cháu có phúc, lộc, khỏe mạnh, làm ăn thuận lợi, suôn sẻ.
Tiếp đến người ta lấy 7 đông xu đặt vào đúng vị trí 2 mắt, 2 tai, 2 lỗ mũi và miệng người chết.
Người Cao Lan quan niệm 7 đồng xu tượng trưng cho 7 ngôi sao trên trời dẫn đường cho linh hồn người chết về thế giới bên kia.
Sau đó, họ cắt 1 ít tiền giấy đặt vào tay của người chết (đàn ông chết đặt vào tay trái, đàn bà chết đặt vào tay phải), để người chết dùng trên đường về với tổ tiên.
Ngoài ra, 1 con gà con (gà mới xuống ổ) bị bóp chết, 1 cái gậy là những vật tùy thân của người chết với quan niệm: gà dùng để bới ăn nuôi thân, còn gậy để chống và đánh đuổi các con vật ác trên đường đi.
Khi tiến hành xong các nghi lễ trên, người chết nếu là cha mẹ hay anh chị cả được đặt ở gian giữa nhà và theo chiều dọc của đòn nóc (các con thứ đặt ngang nhà).
Gia đình đơm 1 bát cơm, bóc 1 quả trứng luộc, cắm 1 đôi đũa trên bát cơm đó để phía trên đầu thi hài và thắp hương.
Các con của người quá cố đeo vỏ bao dao ngang hông, tóc buông xõa đi đến các gia đình trong làng báo tang và nhờ người đến giúp việc.
Khi đến đầu sân, người báo tang phải quỳ lạy, gọi tên chủ nhà và thông báo cho họ biết là nhà mình có người chết và nhờ đến hộ tang.
Họ chỉ báo như vậy, không cần người chủ nhà trả lời. Riêng người con cả thì đế nhà thầy cúng mời tới giúp.
Tham Khảo: Nghi Lễ Tang Ma Người Thổ
Cách Thức Tổ Chức Lễ Khâm Liệm
Khi thầy cúng vào đến sân nhà có người chết, người con trai trong nhà bê 1 chiếc sàng, trong đó đựng 2 chén rượu, 1 cây đèn hương, gọi tên các ông thầy và khấn, đồng thời làm phép thu yêu quái vào 2 chén rượu.
Ông thầy vào nhà cầm kiếm làm phép chỉ 3 lần xung quanh người, chọc đầu kiếm xuống đất, cầm chai rót rượu ra chén mời âm binh của ông ta đến, đọc thần chú thu phục tà ma yêu quái và niêm phong nhà, cấm không cho ác ma vào nhà quấy rối người chết;
sau đó thầy cúng đi thẳng đến chỗ thi hài, tay cầm kiếm đi vòng quanh thi hài 3 lần; đến vòng thứ 3, thầy cúng quỳ xuống chỗ bát cơm quả trứng phù phép vào đó, miệng niệm thần chú gọi âm binh về bảo vệ linh hồn người chết.
Trong khi đó 1 số người khiêng quan tài đến. Trước khi đưa thi hài vào quan tài, con cháu và những người thân thích nhìn mặt người chết lần cuối, sau đó thầy cúng làm phép và đưa xác vào quan tài.
Người con trai trưởng sửa cho thi hài nằm ngay ngắn, sau đó mới đậy nắp quan tài lại. Khi những nghi lễ trên hoàn tất, việc khâm liệm đã xong.
Lễ Phát Tang và Treo Tranh Thờ Của Người Cao Lan
Trước khi phát tang, gia chủ phải mời thầy cúng để thầy cúng thỉnh các vị thánh về giám sát việc khâm liệm người chết.
Giờ phát tang phải được xem kỹ để chọn giờ tốt. Các con của người mất ai cũng phải đeo vỏ dao.
Đồng bào giải thích: trước đây cha mẹ đeo dao đi làm nương nhưng vẫn tranh thủ về chăm sóc con cái, không kịp bỏ vỏ dao ra, nên khi cha mẹ chết, các con phải đeo vỏ dao để tưởng nhớ đến công ơn cha mẹ.
Khi phát đồ tang xong, thầy cúng mặc đồ lễ, đeo kiếm ra sân cúng báo cho Ngọc Hoàng thần thánh biết, mong được sự phù hộ, sau đó hóa vàng.
Vào đêm thứ nhất, thầy cúng lập 1 bàn thờ trên đầu của nhà xe. Bàn thờ thứ 2 đặt ở phía chân của nhà xe. Bàn thờ này chỉ treo 1 bức tranh tướng.
Lễ Tế Rượu Của Người Cao Lan
Khi làm lễ phát tang xong, con cháu vào thắp hương, rót rượu, vái lạy người chết, sau đó đến lượt bà con hàng xóm thắp hương và chia buồn với tang chủ.
Để làm lễ cúng cơm cho ngươi chết, gia đình phải chuẩn bị 2 mâm lễ, mỗi mâm lễ có 24 cái bánh dầy, 1 bát cơm, 1 đôi đũa, 3 con gà luộc, 3 cái bát, 3 cái chén, 1 chai rượu.
Bát hương có thể chung 1 bát cho người chết, khi cúng phải đọc tên từng người thờ nhưng bắt buộc phải có 2 mâm cơm vì người Cao Lan quan niệm bố chồng không ngồi ăn cơm cùng mâm với con dâu.
Sau khi mâm cỗ cúng đã chuẩn bị xong, thầy cúng thắp hương mời linh hồn người chết về thụ hưởng.
Các con cháu được phân công dâng hương rót rượu 1 cách rõ ràng theo quy định cụ thể dưới sự chỉ đạo cảu thầy cúng.
Quan tài thường được quàn trong nhà từ 3 - 5 ngày (hiện nay không quá 2 ngày).
Trước khi đưa quan tài ra khỏi nhà, thầy cúng phải xem giờ và đưa ra cửa chính. Trước khi đưa quan tài ra khỏi nhà, thầy cúng hát bài tiễn đưa linh hồn người chết.
Khi khiêng quan tài ra khỏi nhà, các con cháu trong gia đình nối nhau nằm sấp, đầu hướng vào nhà để quan tài khiêng qua bên trên.
Sau 3 lượt như vậy thì những người này lại nằm sấp nhưng quay đầu theo hướng đi của quan tài khiêng quan (con gái và con dâu có thai thì không phải nằm như vậy).
Lễ Chọn Đất Chôn Của Người Cao Lan
Người chết được chôn theo hướng chung của dòng họ. Người Cao Lan không có tục cải táng (nhất táng thiên thu), họ chỉ bốc mộ khi có lý do đặc biệt. Việc chọn đất chôn người chết cũng như ngày giờ chôn là nghi lễ rất quan trọng.
Huyệt chôn người chết thường được chọn theo hướng đất của dòng họ và theo hướng thuận: đất có độ dốc vừa phải theo triền đồi, đầu ở phía trên cao, chân ở dưới thấp.
Đồng bào cho rằng nếu không làm vậy thì sau này con cháu làm ăn không phát đạt, thậm chí còn lụi bại.
Thỉnh xong nếu thầy cúng xin âm dương được thì thủ tục đào huyệt được tiến hành.
Đào xong huyệt, trước khi trở về nhà, những người có mặt lúc đó phải đi vòng quanh mộ từ phải sang trái (nếu người chết là nam) và từ trái sang phải (nếu người chết là nữ) để tránh hồn người chết giữ hồn của họ luẩn quẩn quanh ngôi mộ mới đào.
Tham Khảo:
Nghi Lễ Tang Ma Tộc Người Nhóm Ngôn Ngữ Môn - Khmer
Nghi Lễ Tang Ma Của Người Ê Đê
Lễ Chôn Cất Người Chết Của Người Cao Lan
Để chuẩn bị đưa người chết ra mộ, người Cao Lan tổ chức lễ xua đuổi tà ma ra khỏi nhà; con cháu quỳ lạy quanh quan tài.
Sau nghi lễ đuổi tà ma do thầy cúng dùng phép niệm chú, tất cả con cháu cùng anh em, hàng xóm đưa quan tài ra mộ.
Ra đến địa điểm mai táng, trước khi hạ huyệt, thầy cúng đứng ở đầu quan tài cúng giữ hồn tất cả người đi đưa đám để họ không xuống huyệt theo người chết; cúng báo thổ thần, thổ địa và các vị thần ma cai quản vùng đất đó biết là người chết đã chọn được nơi đất này để làm nhà ở, cầu mong các thần phù hộ, canh giữ, không cho ma ác quấy phá.
Trước khi hạ quan tài xuống huyệt, thầy cúng cầm cành lá xanh để xua đuổi những thứ uế tạp nhơ bẩn trong lòng huyệt sau đó hạ quan tài xuống.
Trong khi đó, con cháu quỳ xung quanh huyệt: con trai quỳ bên trái, con gái quỳ bên phải để bày tỏ lòng thương tiếc.
Dân làng giúp tang chủ lấp đất xuống huyệt v đắp thành mộ; đầu và chân mộ có đặt mặt hòn đá để làm dấu.
Sau đó thầy cúng niệm phép thu âm binh và gọi tất cả hồn những người đi đưa đám trở về nhà.
Những người đi đưa đám lúc trở về phải đi theo con đường lúc đi đưa ma và đi về thẳng nhà.
Người Cao Lan quan niệm rằng nếu không làm đúng như vậy hồn người sống sẽ theo hồn người chết về thế giới bên kia.
Những Điều Kiêng Tỵ Trong Tang Ma Của Người Cao Lan
Trong đám tang của người Cao Lan, nếu các nghi lễ làm sai, thiếu hoặc nhầm lẫn, không đúng theo trình tự đã quy định thì phải sửa lại ngay.
Đồng bào cho rằng, làm sai tiến trình nghi lễ không nhưng bị cộng đồng chê bai, mà còn chịu nhiều tai họa về sau như: mùa màng thất bát, làm ăn không phát đạt, tính mạng con cháu trong gia đình bị đe dọa, v.v... Sau đó sẽ phải tiến hành 1 số nghi lễ khác vừa tốn kém về tiền của, vừa mất thời gian.
Trong thời gian diễn ra lễ tang, gia đình và anh em của người chết phải kiêng kỵ những điều như sau:
- Người thân, anh em họ hàng trong gia đình uyệt đối không tổ chức các hoạt động vui chơi ca hát, không tham gia hội hè, không đến nhà người khác, v.v... Có nhiều nơi kiêng kỵ không nói tiếng dân tộc khác.
- Về ăn uống: Thầy cúng phải ăn chay 1 ngày trong đám tang; con cháu của người chết phải ăn chay suốt những ngày diễn ra đám tang.
- Nếu con cháu không nhớ rõ ngày tháng sinh của mình thì phải lánh mặt trong lúc đưa ma hoặc khi làm lễ phá ngục
- Còn những người có ngày tháng sinh trùng với 1 trong những ngày làm tang thì tuyệt đối không đến dự lễ, do sợ ma của người chết làm hại.
- Trong 3 năm, con cháu không được đeo các đồ trang sức bằng bạc, không ca hát, không làm ông bà mối trong các đám cưới, không được dựng vợ gả chồng, trường hợp buộc phải cưới thì phải tổ chức làm lễ mãn tang sớm.
- Khi chưa hết 3 năm để tang, mà trong gia đình có người chết tiếp thì dù thời gian chưa đến vẫn phải cắt 1 tang trước để tránh trùng tang.
Tham Khảo Thêm Kiến Thức Hữu Ích Khác: