Tìm Hiểu Về Nghi Lê Tang Ma Của Người Dân Tộc Thổ

Tang ma của người Thổ có nhiều điểm tương đồng với người Kinh như là các tục: Đặt tên "Thụy" cho người đã khuất, để tang trong 3 năm; con trai chống gậy tre nếu người chết là cha, chống gậy bằng vông đồng nếu người chết là mẹ; làm ma theo đúng nghi thức "cha đưa mẹ đón", v.v...

Và giống tang ma của các dân tộc thiểu số (Mông, Dao, Khmer, v.v...) ở chỗ: để quan tài trong nhà rất lâu (nhiều khi tới cả chục ngày - nhất là những gia đình giàu có, quyền thế); dựng nhà mồ cho người chết; người chết chỉ chôn một lần và không tiến hành cải mả, v.v...

Đáng chú ý là với người Thổ, quan tài thường được làm bằng thân cây khoét rỗng.

Tục Đặt Tên Thụy Của Người Thổ Là Như Thế Nào?

Người Thổ không gọi tên Thụy mà gọi là tên cúng cơm.

Khi cảm thấy cha mẹ không thể tiếp tục ở lại trần gian, con cháu sẽ đưa ông bà ra giữa nhà, thông báo cho ông bà biết tên cúng cơm sẽ được gọi sau khi qua đời.

Hành động này được người Thổ lý giải là để ông bà khi đã thành ma, còn biết đường trở về nhà lúc con cháu gọi cúng lễ.

Cách đặt tên cúng cơm cảu người Thổ thường theo quy luật: thay họ bằng 1 từ khác, có thể là Chắc, Puộn hoặc Phúc.

Việc thay họ bằng 1 định danh khác đã khiến không ít nhà nghiên cứu nhầm lẫn vì thấy tổ tiên người Thổ không cùng họ với con cháu.

Thêm nữa, trong 1 dòng họ lại có chuyện con cháu có thể đặt vài cái tên cúng cơm khác nhau dẫn đến tình trạng 1 gia tộc lại có tới mấy họ (thực chất là "họ giả", được đặt sau khi qua đời).

Theo nghiên cứu, các từ Chắc - Puộn - Phúc, v.v... là những từ cổ của người Thổ, mang ý nghĩa như "ông", "cố", "cụ" của người Kinh.

Do hạn chế về mặt tư liệu, nhất là tư liệu về ngôn ngữ người Thổ nên tạm nghi nhận hiện tượng này và hy vọng 1 mai sẽ có dịp làm sáng tỏ.

Khi Gia Đình Người Thổ Có Người Qua Đời Sẽ Xử Lý Như Thế Nào?

Khi gia đình có người qua đời, 1 thành viên trong gia đình sẽ cầm chiếc áo của người đã khuất, chạy ra đầu ngõ gọi hồn người chết trở về.

Người chết được tắm nước lá thơm, thay trang phục mới. Con cái dùng 1 sợi dây gai buộc 2 ngón chân cái người đã khuất lại, đặt trên giường rồi phủ 1 chiếc chiếu lên.

Người Thổ dùng chiêng (đánh 3 hồi 9 tiếng) để báo cho dân bản biết tin buồn.

Khi phát tang, chủ tang lễ (là 1 thành viên trong họ) sẽ đặt 1 chiếc nong (tiếng Thổ là nong khum) dưới chân quan tài.

Trước khi đưa người chết ra đồng, theo thứ tự trong gia đình mà con cháu của người đã khuất sẽ lần lượt quỳ lạy trước linh cữu.

Tang phục của người Thổ được quy định rất chặt chẽ: Con cái (cả trai lẫn gái) mặc áo màu chàm; con rể, cháu đích tôn mặc áo màu trắng ...

Sau khi nhập quan, gia đình người Thổ sẽ làm lễ thiết linh (đặt bàn thờ).

Trên linh sàng xếp hương, nến và các đồ cúng. Khác với các cộng đồng Kinh, mường, Mông, Dao, v.v....

Trong nghi lễ tang ma của người Thổ bao giờ  cũng mắc 1 cái võng bên quan tài, trên võng đặt bài vị người chết cùng hương, hoa, nến, trầu cau, gà vịt, hoa quả, bánh trái, v.v...

Quan Tài Người Thổ Sử Dụng Đóng Như Thế Nào?

Quan tài của người Thổ được làm bằng thân cây gỗ xẻ dọc, chia thành 2 phần. Phần trên khoảng 1/4- 1/3 cây gỗ) dùng làm nắp; phần dưới khoét rỗng lòng.

Sau khi đậy nắp quan tài, gia chủ sẽ sử dụng nhựa cây trộn với 1 loại lá rừng giã nhỏ, trát kín vào khe hở giữa 2 nửa quan tài; sau đó dùng dây rừng buộc chặt lại.

Quan tài người Thổ trước đây thường để mộc, song ngày nay đã có sự gia công, gọt đẽo thành hình bát giác, vừa thể hiện sự kính trọng, tôn nghiêm vừa chắc chắn khi để trên mặt đất.

Đời Sống Văn Hóa Tinh Thần Của Người Thổ 

Đời sống văn hóa tinh thần của người Thổ là 1 sự pha trộn cũng như chịu ảnh hưởng từ 2 dân tộc Kinh, Mường.

Đó là sự xuất hiện của thầy mo (nếu tang lễ tiến hành theo nghi thức người Mường) hoặc thầy phù thủy (nếu tang lễ tiến hành theo tục lệ người Kinh); rồi đội kèn trống, phường bát âm, v.v...

Tham Khảo:

Nghi Lễ Tang Ma Tộc Người Nhóm Ngôn Ngữ Môn - Khmer

Nghi Lễ Tang Ma Của Người Ê Đê

Nghi Lễ Tang Ma Của Người Dân Tộc Chăm Bà La Môn

Địa Táng Trong Tang Ma Của Người Thổ

Địa táng là các thức truyền thống và có thể nói là duy nhất của người Thổ, song việc quàn quan tài lại có sự phân biệt đẳng cấp rất rõ.

Với những gia đình nghèo khó, họ chỉ để quan tài trong nhà 1 - 2 ngày rồi đưa ra đồng; nghi thức đưa ma cũng khá đơn giản: nhà mồ làm bằng nứa, không có bàn  thờ vong.

Ngược lại, nếu người chết giàu có, hoặc thuộc tầng lớp trên (quan lại) thì tang lễ diễn ra tới 6 - 7 ngày; trong đám tang có tế lễ, có bàn thờ linh sàng.

Dẫn đầu đoàn đưa ma là 7 đứa trẻ cầm 7 ngọn cờ (nếu người chết là nam) hoặc 9 đứa trẻ cầm 9 ngọn cờ (nếu người chết là nữ), 4 người khiêng linh sàng, 2 người khiêng võng.

Tục Để Tang Và Bỏ Tang Của Người Thổ

Đồng bào Thổ quy định rất rõ ràng và nghiêm ngặt việc để tang.

Nếu người chết là bố hoặc mẹ thì con trai, con gái, con nuôi phải để tang trong 3 năm; con rể, cháu trực  hệ để tang trong 12 tháng; cháu, chắt để tang ông bà nửa năm. Hết thời gian chịu tang, các thành viên phải làm lễ bỏ tang.

Lễ bỏ tang là 1 mâm cơm cúng người đã khuất, báo cáo về việc mình đã hết thời gian chịu tang; đồng thời nhập lư hương, bài vị bố mẹ vào bàn thờ tiên tổ.

(Nguồn theo Trần Thị Liên)

Mong rằng bài viết chia sẻ này sẽ giúp mọi người hiểu thêm về phong tục tang ma của người Thổ)

Tham Khảo Thêm Thông Tin Hữu Ích Khác: