Những Lễ Cúng Quan Trọng Sau Đám Tang

Những Lễ Cúng Sau Đám Tang gồm nhưng lễ cúng quan trọng nào?

Những Lễ Cúng Sau Đám Tang phải chuẩn bị như thế nào?

Những Lễ Cúng Sau Đám Tang phải được thực hiện như thế nào mới là đúng?

Hiện nay, hầu như mọi người đối với những kiến thức về các nghi thức nghi lễ cần làm sau khi đám tang kết thúc thì hầu như mọi người đều không có kinh nghiệm hay biết chút ý và rất mơ hồ.

Trong bài viết dưới đây, Trại Hòm Đức Thịnh xin chia sẻ chi tiết về Những Lễ Cúng Sau Đám Tang (sau khi hoàn thành việc an táng hoặc hỏa táng) rất quan trọng cần phải thực hiện như sau

Danh Sách Những Lễ Cúng Sau Đám Tang Quan Trọng Nhất:

  • Cúng An Sàn
  • Cúng Thổ Thần Đất Đai
  • Cúng 3 Ngày (Tam Chiêu) hoặc còn gọi là Mở Cửa Mả
  • Cúng Cơm Hàng Ngày (Hiến Thực)
  • Cúng 49 Ngày (Chung Thất)
  • Cúng 100 Ngày (Tốt Khốc)
  • Cúng Giỗ Đầu (Tiểu Tường) hoặc còn gọi là Luyện Tế
  • Cúng Giỗ 2 năm (Đại Tường)

Cúng An Sàn - Thổ Thần Đất Đai

Lễ Cúng An Sàn là Lễ Rước Vong Linh bao gồm di ảnh, lư hương và bài vị về nhà thờ cúng.

Lễ Cúng Thổ Thần Đất Đai có ý nghĩa là báo cáo với Vị Thần Cai Quản Đất Đai là gia đình xin phép đưa Vong Linh người thân về nhà thờ cúng:

Mâm Cúng An Sàng cần chuẩn bị: 

  • 1 bình bông
  • 1 dĩa trái cây
  • 1 mâm cơm cúng
  • 1 cặp đèn cầy ly trung
  • 1 Bộ giấy tiền vàng mã

Mâm Cúng Thổ Thần Đất Đai cần chuẩn bị:

  • 5 dĩa xôi
  • 5 chén chè
  • 5 ly nước
  • 1 bình bông
  • 1 dĩa trái cây
  • 1 bộ giấy tiền vàng mã cúng Thổ Thần - Đất Đai
  • 1 cặp đèn cầy ly nhỏ

Cúng 3 Ngày - Tam Chiêu (Mở Cửa Mả)

Cúng 3 ngày (cúng Tam Chiêu) hay còn gọi là Cúng Mở Cửa Mả hoặc Tuần Tam Nhật.

Sau khi an táng tính đến ngày thứ 3, tang quyến ra mộ cũng mở cửa mả.

Ý nghĩa của việc Cúng Mở Cửa Mả theo dân gian: sau khi chết được 3 ngày thì hồn phách của người chết sẽ hồi tỉnh lại, nhưng nếu không Mở Cửa Mả thì người chết sẽ không tỉnh hẳn được, không trở về nhà được (nơi đặt bàn thờ vong linh). Vậy nên cẩn phải tiến hành nghi lễ Mở Cửa Mả.

Mâm Cúng 3 Ngày cần chuẩn bị:

  • 1 con gà sống ( hoặc 1 lồng chim)
  • 1 cây mía
  • 1 bộ thang mở cửa mả
  • 1 bình bông
  • 1 dĩa trái cây
  • 1 bộ tam sên
  • 3 chén chè
  • 3 dĩa xôi
  • 1 dĩa muối gạo
  • 5 loại đậu (mỗi loại 100g)
  • 1 bình trà
  • 1 bình rượu
  • Giấy tiền vàng mã
  • 1 bó nhang
  • 3 cây nhang lớn

Cúng Cơm Hàng Ngày (Hiến Thực)

Cúng Cơm Hàng Ngày hay còn gọi là Hiến thực là 1 ngày cúng 2 bữa kể từ ngày mai táng xong.

Liên tục thực hiện cho đến hết 100 ngày (Tốt Khốc) tùy theo mỗi gia đình.

Mâm Cúng Cơm Hàng Ngày cần chuẩn bị: bữa ăn mỗi ngày của gia đình ăn gì thì mình cúng đó. Hoặc có thể cúng mâm cơm chay.

Cúng 49 Ngày (Chung Thất)

Đối với người chết, cúng thất, cúng tuần là rất quan trọng.

Nghi thức này mang ý nghĩa nhắc nhở người chết hướng tâm về cái thiện và hướng đến những suy nghĩ tư tưởng tốt đẹp giúp vong hồn người chết có thể an yên về nơi an nghỉ.

Mâm Cúng 49 Ngày cần chuẩn bị

  • 1 bình bông
  • 1 dĩa trái cây
  • 1 bình trà
  • 1 bình nước
  • 1 mâm cơm chỉnh chu ( có thể cúng mâm Chay)

Nếu gia đình có điều kiện hơn thì có thể thỉnh sư về cúng cơm cầu siêu cho ấm cúng và chu toàn hơn.

Cúng 100 Ngày (Tốt Khốc)

Tốt Khốc có nghĩa là Ngừng Khóc, vừa đúng 100 ngày mất, cũng gọi là Tuần Bách Nhật.

Sau Tuần Bách Nhật thì thôi cúng cơm hàng ngày và cũng không khóc kể như trước nữa.

Mâm Cúng 100 Ngày cần chuẩn bị: giống mâm cúng 49 ngày.

Cúng 100 Ngày là 1 trong những Nghi Thức Cúng Thất quan trọng không thể thiếu.

Nếu gia đình có điều kiện hơn thì có thể thỉnh sư về cúng cơm cầu siêu cho ấm cúng và chu toàn hơn.

Cúng Giỗ Đầu (Tiểu Tường)

Hay còn có 1 cách gọi khác tức là Lễ Luyện Tế (ngày làm giỗ đầu).

Tròn 1 năm ngày mất, các con cháu mặc lại đồ tang để làm lễ.

Mâm cúng Giỗ Đầu (Tiểu Tường) cần chuẩn bị: cúng mâm mặn hoặc mâm chay tùy gia đình.

Nếu gia đình có điều kiện hơn thì có thể thỉnh sư về cúng cơm cầu siêu cho ấm cúng và chu toàn hơn.

Ngoài ra chuẩn bị thêm vài mâm cơm để mời bà con, hàng xóm, bạn bè thân thiết đến dùng cơm thân mật thay lời cảm tạ.

Cúng Giỗ 2 Năm (Đại Tường)

Theo truyền thống, Cúng Giỗ 2 năm là ngày giỗ hết tang.

Ngày này hiện nay, hầu như các gia đình đều xả tang toàn bộ vào lúc Giỗ Tiểu Tường. Rút ngắn lại thời gian để tang so với truyền thống phong tục. (Phong tục là phải chịu tang 2 năm 3 tháng mới dứt tang, để chờ tới ngày làm lễ Đạm Tế mới dứt tang)

Mâm Cúng Giỗ 2 Năm (Đại Tường) chuẩn bị như Tiểu Tường

Trên đây là danh sách Những Lễ Cúng Sau Đám Tang cơ bản theo truyền thống cần phải thực hiện. Mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích đến mọi người.

Những Lưu Ý Về Vấn Đề Kiêng Kỵ Khi Nhà Đang Có Tang

Nhà Có Tang Kiêng Gì? ....

Ngoài nội dung Những Lễ Cúng Sau Đám Tang như trên, thì việc Kiêng Kỵ Trong Thời Gian Để Tang cũng rất quan trọng, gia đình cần lưu ý những vấn đề sau

Những Kiêng Kỵ Trong Thời Gian Để Tang

Những Điều Kiệng Kỵ Trong 49 Ngày Có Tang

  • Kiêng khóc to tiếng
  • Kiêng sử dụng đồ dùng của người mất, và nằm giường của người mất
  • Kiêng trùng 7 trong những ngày đốt 7
  • Kiêng tiệc tùng
  • Kiêng quan hệ vợ chồng
  • Kiêng cưới hỏi
  • Kiêng thăm mộ ban đêm

Những Điều Cần Kiêng Kỵ Khác Trong Khi Để Tang

  • Kiêng kỵ lúc ra đi không có người thân bên cạnh
  • Kiêng kỵ để rơi nước mắt vào người chết

Tại Sao Không Để Nước Mắt Rơi Vào Người Chết?

Tại vì ngày xưa quan niệm rằng: "Sống Gửi - Thác Về" có nghĩa là trần gian chỉ là cõi tạm, khi mất đi sẽ bắt đầu cuộc sống mới nơi vĩnh hằng an yên. Phải để cho người mất được thanh thản ra đi. Nếu để Nước Mắt Rơi Vào Thi Hài Người Mất sẽ làm cho họ lưu luyến trần thế và khó siêu thoát.

  • Kiêng mai táng vào ngày trùng tang
  • Kiêng cho người mất đem theo đồ vật của người còn sống
  • Kiêng cho chó mèo đến gần thi hài
  • Kiêng không cho người mất ở trần
  • Kiêng dùng đồ màu sắc sặc sỡ nhiều màu: xanh đỏ tím vàng, v.v...
  • Kiêng sử dụng gỗ liễu làm quan tài
  • Kiêng đi nhanh khi khiêng Linh Cữu
  • Kiêng đến những nơi hội họp đông vui
  • Kiêng kỵ sát sinh 

Tham Khảo Thêm:

Tư Vấn Tổ Chức Đám Tang Theo Phật Giáo

Nghi Thức Tang Lễ Theo Công Giáo

Những Thắc Mắc Về Ý Nghĩa Cúng 49 Ngày

Ý Nghĩa Cúng 49 Ngày là nhằm thể hiện tấm lòng thành kính và tiếc thương vô vàn đối với người đã mất. Cúng 49 Ngày Cho Người Mất là 1 trong Những Lễ Cúng Sau Đám Tang vô cùng quan trọng không thể thiếu. 

Sau 49 Ngày Còn Phải Cúng Cơm Nữa Không?

Sau 49 Ngày Còn Phải Cúng Cơm Nữa Không? Câu trả lời là có. Phải Cúng Cơm đều đặn mỗi ngày cho đến hết 100 Ngày của người mất.

Mọi rằng những thông tin trên sẽ hữu ích đến gia đình. Gia đình có thể tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích khác liên quan đến Tang Lễ trong phần dưới đây

Mọi chi tiết thắc mắc cần tư vấn xin liên hệ Trại Hòm Đức Thịnh Hotline: 0941.496.096

Tham Khảo Thêm Khác: