icon-load

Loading..

Nghi Lễ Tang Ma Các Tộc Người Nhóm Ngôn Ngữ Môn – Khmer

Nghi Lễ Tang Ma Các Tộc Người Nhóm Ngôn Ngữ Môn – Khmer

Hầu hết các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer có tục thổ táng. Riêng trong tang lễ của đồng bào Khmer lại theo tục hỏa thiêu thi hài người quá cố.

Tuy nhiên, mỗi tộc người có quan niệm và tập tục tang ma khác nhau. Với người Khmer, tùy theo địa vị xã hội và mức độ giàu nghèo mà thời gian quản xác trước khi hỏa thiêu dài hay ngắn.

Sau khi thiêu tro được để vào các cốt trong những ngôi tháp cốt trong chùa. Sau đám tang, con cháu thường phải vào chùa 1 thời gian để hồi công đức cho người quá cố.

Sự Khác Nhau Giữa Mỗi Tộc Người Ngôn Ngữ Môn - Khmer Trong Tang Ma

Đồng bào Khmer tin rằng, người ta chết là do những ác thần gầy ra. Người chết biến thành ma, chi phối mọi hoạt động của gia đình, có khả năng đầu thai và bắt người trong gia đình chết thay.

Vì vậy, mỗi tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer đều có những tập tục cúng ma cho phù hợp với quan niệm riêng.

Người Ơ Đu thường có tục cúng ma cưới ma khác để ma vui thú không về quấy gia đình.

Các tộc người nhóm ngôn ngữ Môn Khmer ở miền trung tây nguyên như: Cơ Ho, Mạ, v.v... có tục chôn người chết chung 1 huyệt và chia của cải cho người quá cố sử dụng ở thế giới bên kia. 

Mỗi người quá cố được đặt trong 1 quan tài bằng gỗ tốt, hình dáng vừa giống 1 ngôi nhà dài lại vừa thể hiện bóng dáng của 1 con trâu được cách điệu hóa.

Những người đưa đám về đến nhà sau khi làm 1 bùa phép để đuổi quỷ thần thì mới được vào nhà. Sau khi đưa đám, tang chủ kiêng cữ 7 ngày không ai được vào rừng, lên rẫy.

Dân tộc Mnông có tục lấy máu của vật hiến sinh bôi lên người quá cố, vẽ trang trí trên áo quan những mẫu hoa văn truyền thống trước.

Trước khi hạ huyệt người ta thả 1 con gà xuống huyệt coi đó là tài sản cho người quá cố.

Họ cho rằng, người chết nằm trong nhà mồ như nằm trong nhà tù, cần phải làm lễ bỏ mả để cho linh hồn người chết được về buôn của những người đã khuất và được tự do đi lại trên trời. Vì vậy trong tang ma, sau lễ địa táng, nhất thiết phải làm lễ bỏ mả.

Lễ Bỏ Mả Là Một Trong Những Lễ Nghi Quan Trọng Không Thể Thiếu Trong Tang Ma Người Môn - Khmer

Lễ bỏ mả được coi là lễ quan trọng nhất ở tây nguyên để người sống vĩnh biệt người chết, gửi gắm tình cảm qua những ngôi nhà mồ tuyệt đẹp.

Những tượng nhà mồ phản ánh đời sống thực tại, giản dị mà hòa đồng với thiên nhiên, cũng như những cây Klao hoặc cây kút cao vút, để linh hồn người chết được thoát xác, sống cuộc sống thanh thản ở thế giới bên kia.

Tham khảo Khác:

Nghi Lễ Tang Ma Người Mường Bi - Hòa Bình

Nghi Lễ Tang Ma Của Người Ê Đê

Nghi Lễ Tang Ma Của Người Chăm Bà La Môn

Thế giới đó không khác gì thế giới của con người trên cõi trần gian, nhưng ở đó con người được sống hạnh phúc, an nhàn và sung sướng hơn.

Vì vậy, trong lễ bỏ mả, sau phần nghi lễ đâm trâu, tế Yàng và cúng tế cho người chết, đồng bào tây nguyên thường tổ chức ăn, uống rượu cần, biểu diễn cồng chiêng và múa hát suốt đêm, mừng cho người chết từ nay đã được sống sung sướng ở thế giới tổ tiên.

Sau lễ bỏ mả, người sống hoàn toàn vĩnh biệt người chết. Đồng bào tây nguyên không tổ chức cúng giỗ vào ngày mất như người Kinh và cúng vào ngày sinh như 1 số dân tộc ở phía bắc Việt Nam.

Vì vậy, ngôi nhà mồ cứ để mặc cho nó tàn phai theo năm tháng.

Nguồn: Nghi Lễ Tang Ma (Từ Liêm)

Tham Khảo Thông Tin Hữu Ích Khác: